6 kiểu chăm trẻ sơ sinh khiến con…mất mạng
6 kiểu chăm trẻ sơ sinh khiến con…mất mạng

6 kiểu chăm trẻ sơ sinh khiến con…mất mạng

Chuyên mục: Chăm sóc bé Ngày đăng: 2015-07-17 Lượt xem: 2787

Chăm sóc trẻ sơ sinh là bản năng mà mỗi bà mẹ đều "bỗng dưng" biết làm. Tuy nhiên, chăm con theo bản năng cũng sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ của trẻ. Có nhiều cách chăm con mà chị em tưởng là đúng nay đã được khoa học chứng minh là sai lầm. Một số sai lầm  khi chăm sóc trẻ sơ sinh có khi còn được đánh đối bằng cả mạng sống của con.

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì những sai lầm dại dột thiếu hiểu biết của cha mẹ dưới đây:

Rung lắc ru ngủ, nằm rôi rung với dao động mạnh

Trẻ em dưới 1 tuổi não vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định trong hộp sọ. Cấu trúc đầu lại nặng hơn nhiều so với cơ thể, vô hình khiến chây chẳng cổ phải chịu áp lực lớn.  Việc cha mẹ thích bế con rung lắc ru ngủ, dỗ nín khóc hay đơn giản vì thấy “con thích thế” nên rung càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não.

Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Tuy nhiên, bằng mắt thường nhìn từ bên ngoài sẽ rất khó có thể phát hiện những tổn thương này, trừ trường hợp nặng. Chỉ khi trẻ lớn những tổn thương này mới được phát hiện. Khi đó trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức...

Cho con uống quá nhiều…nước lọc

Uống nước lọc lại hại con có thể khiến nhiều chị em cho rằng đây là điều vô lý. Tuy nhiên, đó lại là sự thật và rất đúng với những em bé sơ sinh 0-6 tháng tuổi.

Cho trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Mặt khác cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước lọc sẽ đặt bé trong tình trạng de dọa tính mạng từ nguy cơ nhiễm độc nước. Nguyên nhân là nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não hay còn gọi là nhiễm độc nước.

Ngay cả khi con rất nhỏ, trẻ đã biết khát và biết cần nước. Tuy nhiên, nguồn nước duy nhất bé cần lúc này là từ sữa.

Cho con nằm gối

Những chiếc gối sơ sinh với dủ hình dáng, màu sắc đáng yêu khiến nhiều cha mẹ không thể ngừng được việc muốn mua cho con. Chúng ta thường nghĩ kê gối cho con ngủ sẽ khiến bé dễ chịu và ngủ ngon hơn. Nhưng thực chế trẻ sơ sinh không hề cần đến gối.

Xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau. Do đó khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến khó hô hấp và nuốt thức ăn. Mặt khác, với những em bé đã biết lật lẫy, những chiếc gối đặc và quá mềm lún có thể khiến bé bị ngạt và đột tử nếu vô tình nằm úp mặt xuống gối mà cha mẹ không phát hiện kịp thời.

Mẹ có thể kiếm một tấm khăn xô mỏng, mềm gấp làn 4 kê cho con nằm thấm mồ hôi là tốt nhất.

Nêm mắm, muối vào đồ ăn dặm

Tác hại của muối đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi là điều “khổ lắm nói mãi” nhưng nhiều bà mẹ vẫn không hề hay biết. Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ. Nêm muối, mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

Trẻ sơ sinh có nhu cầu về muối, tuy nhiên lượng muối này cực ít và hầu hết đã có đủ trong sữa mẹ, sữa công thức và các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Do đó, mẹ không cần phải cho thêm bất cứ thìa muối giọt mắm nào trong bát cháo ăn dặm của con.

Dùng mật ong tưa lưỡi

Các chuyên gia nước ngoài luôn khuyến cáo các bà mẹ không nên cho trẻ ăn mật ong hay dùng mật ong tưa lưỡi khi chưa tròn một tuổi. Bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm thường xuất hiện trong mật ong với tỷ lệ 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn không có thể gây tử vong.

Chỉ khi trẻ lớn lên và ruột đã đủ hoàn thiện, khi đó nếu có ăn phải  mật ong chứa bào tử botulium, chúng cũng sẽ nhanh chóng bị “tiêu diệt” bởi các vi khuẩn đường ruột khác (như bifidobacteria).

Ủ ấm khi trẻ sơ sinh bị sốt

Đây là sai lầm phổ biến của các bà mẹ khi thấy trẻ sốt. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư về việc xử lý khi con sốt được công bố tại Hội nghị điều dưỡng nhi khoa lần thứ 9 mới đây, thì có quá một nửa bà mẹ mắc sai lầm khi chăm bé sốt. Cụ thể, chỉ có 37% bà mẹ có kiến thức đúng, 21% có hành vi đúng. Còn lại, đến hơn 23% các bà mẹ mặc thêm quần áo ấm cho con khi bị sốt, thậm chí vẫn có người chườm đá, lạnh.

Việc chườm đá, lạnh chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm, còn thực tế, nó sẽ gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn. “Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ nói.

Theo khám phá

lắp đặt camera giá rẻ