Bé cần ngủ bao lâu?
Độ tuổi | Số giờ ngủ ban ngày | Số giờ ngủ ban đêm | Tổng thời gian ngủ |
1 tuần | 8 giờ | 8giờ 30 phút | 16 giờ 30 phút |
1 tháng | 7 giờ | 8 giờ 30 phút | 15 giờ 30 phút |
3 tháng | 5 giờ | 10 giờ | 15 giờ |
6 tháng | 3 giờ 15 phút | 11 giờ | 14 giờ 15 phút |
9 tháng | 3 giờ | 11 giờ | 14 giờ |
12 tháng | 2 giờ 15 phút | 11 giờ 30 phút | 13 giờ 45 phút |
Các lưu ý về an toàn khi cho bé ngủ:
- Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả khi bé sinh non.
- Dùng nôi hay giỏ mây trong phòng ngủ của mẹ hoặc nôi ngủ chung giường gắn vào bên cạnh giường ngủ của vợ chồng bạn cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Theo American Academy of Pediatrics (AAP) thì như thế bé sẽ được an toàn hơn là để bé ngủ một mình trong phòng riêng của bé.
- Tránh để bé ngủ trên giường của bạn. Theo nghiên cứu của đại học Y Saint Louis cho thấy bé dưới 8 tháng tuổi ngủ trên giường người lớn thay vì nôi cũi, cũi trẻ em, cũi cho bé có nguy cơ bị ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và giường gấp 40 lần.
- Tránh dùng các bộ đồ giường (chăn, bao gối, nệm, khăn trải giường), gối lỏng lẻo hay rộng lùng thùng cũng như để các loại đồ chơi nhồi bông trong nôi của bé.
- Không bọc bé quá nhiều cũng như để nhiệt độ phòng quá nóng khi bé ngủ hay có khói thuốc trong nhà. Tất cả những điều này đều được các chuyên gia cảnh báo làm tăng nguy cơ SIDS (đột tử trẻ sơ sinh) cho bé. Theo thạc sĩ Mai Văn Bôn, bác sĩ nhi khoa bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc khuyến cáo, nhiệt độ phòng nên cài đặt mát mẻ một chút, thông thường 25-26 độ C tùy thích nghi của bé.
- Không nên dùng phương pháp hơ lửa, hơ than cho trẻ sơ sinh vì rất nguy hiểm, do khi hơ lửa than sẽ tạo ra khí cacbon mônôxit (CO) dễ gây ngạt cho bé, và nhiệt độ rất nóng của than đang cháy dễ gây bỏng vì da bé rất mỏng và non.
- Đừng bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.
- Cần thận trọng về cách người chăm trẻ hay vú nuôi cho con bạn ngủ như thế nào. Thông kê tại Mỹ có đến hơn 20% trẻ ở các nhà trẻ vẫn cho các bé ngủ bằng bụng.
Tránh chứng “đầu lép”
Các điểm bằng phẳng trên đầu (còn gọi là đầu lép, đầu bẹt, đầu dẹt, đầu méo, hay dân gian ta vẫn thường gọi là đầu cá trê, đầu cá chốt) có thể phát triển khi bé được liên tục cho nằm cùng một vị trí. Để tránh điều này, mẹ nên:
- Thay đổi vị trí ngủ cho bé. Hầu hết các bé thích quay mặt về hướng có hoạt động trong phòng, vì thế thỉnh thoảng mẹ hãy thay đổi hướng mà mẹ đặt bé nằm trong nôi (sao cho đầu bé nằm ở chỗ bé thường để chân). Bằng cách này bé sẽ ngủ với nhiều góc cạnh khác nhau của đầu.
- Dành nhiều thời gian cho bé nằm bụng (nằm sấp). Mẹ có thể để bé nằm bụng khi bé tỉnh giấc và khuyến khích bé nhìn lên trên. Có thể ban đầu bé sẽ không thích, nhưng khởi đầu bằng vài phút nằm bụng mỗi ngày cũng không tệ đâu các mẹ nhé. Như thế các cơ thân trên của bé sẽ được tăng cường để bé có thể xoay đầu xung quanh khi nằm xuống.
- Hạn chế thời gian cho bé nằm trong nôi điện, nôi có đung đưa. Tránh để bé nằm lâu trên bất kỳ mặt phẳng nào có thể gây chứng đầu lép, kể cả nôi điện, nôi đu đưa, xích đu, giỏ đựng hay xe đẩy. Thay đổi vị trí cho bé trong suốt cả ngày và dành nhiều thời gian nằm bụng khi bé tỉnh giấc.
Nếu phát hiện bất kỳ điểm phẳng nào ở đầu bé, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu sự điều chỉnh hoặc tập luyện để tăng cường cho các cơ cổ của bé. Với những thay đổi như thế, hầu hết các điểm bằng phẳng có thể cải thiện trong vòng 2 đến 3 tháng. Nếu không được cải thiện, các chuyên gia có thể xác định phương pháp điều chỉnh lại đầu cho bé chẳng hạn như dùng mũ “nắn đầu”, nếu thấy cần thiết.
Mẹo để bé ngủ ban ngày
Để giúp bé ngủ vào ban ngày, bạn có thể áp dụng cùng chiến thuật như đã dùng vào ban đêm: sử dụng các “vũ khí” như đọc sách cho bé nghe hoặc dùng một con thú nhồi bông mà bé rất thích, luôn đặt bé vào nơi bé thường hay ngủ và cố gắng áp dụng theo thời gian ngủ quen thuộc của bé.
Nguồn: MarryBaby