Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón có dấu hiệu là phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi tiêu của trẻ sơ sinh gặp khó khăn và trẻ bị đau rát và chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể khiến trẻ bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị táo bón do bú chưa đủ
Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi bé bị táo bón do trong sữa mẹ rất giàu thành phần chất xơ hòa tan hỗ trợ đường ruột của bé tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã một cách dễ dàng hơn. Sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác.
Hơn thế nữa, trong sữa mẹ có chứa hormone Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Vì vậy việc đi tiêu của trẻ sơ sinh là khá dễ dàng, tuy nhiên trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị táo bón do chưa bú đủ lượng sữa mà bé cần. Nên cách khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và thời gian mỗi lần bú.
Trẻ sơ sinh bị táo bón do thiếu nước
Trẻ có thể bị mất nước do thời tiết nóng hoặc tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bé dùng. Chế độ ăn của trẻ hoặc của người mẹ ít nước, quá nhiều chất đạm, ít chất xơ và quả chín, sữa uống quá đặc có thể khiến trẻ bị táo tón, thậm chí nếu người mẹ bị táo cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón hơn. Trẻ dùng sữa ngoài thường có khả năng bị táo bón cao hơn do sữa ngoài khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.
Một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh rất dễ bị táo bón do tổn thương thực thể đường tiêu hóa, tuy nhiên hiện tượng này rất hiếm gặp, chỉ khoảng 5% trong các nguyên nhân gây táo bón. Hoặc các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) sẽ khiến trẻ bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, trẻ thường cảm thấy đau khi đi tiêu, hậu môn bị nứt hoặc co thắt khiến trẻ ngại đi tiêu từ trong tiềm thức, làm cho chất thải bị giữ lại lâu hơn trong ruột. Cơ thể bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân làm cho phân thêm rắn và tình trạng táo bón của bé nặng thêm. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn.
Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Các phương pháp điều trị táo bón đơn giản
Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày.
Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).
Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).
Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.
Theo Bé khỏe mẹ vui