Hầu hết trẻ em trên thế giới đều phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu thốn nên hầu hết các ông bố bà mẹ chọn cho con ngủ chung chứ không có lựa chọn nào khác.
Một số cho rằng việc ngủ chung sẽ giúp gắn kết tình cảm giữa trẻ và cha mẹ. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào khẳng định điều này. Thực tế ngủ chung với bố mẹ có rất nhiều nguy cơ gây ra cho trẻ.
Dưới đây là hai trong số những nguy hiểm đã được kiểm chứng:
1. Trẻ có thể bị đột tử
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trong một số nghiên cứu đã chứng minh việc ngủ chung với bố mẹ có thể làm gia tăng hội chứng đột tử bất ngờ ở trẻ sơ sinh (SIDS), đặc biệt là ngủ trong môi trường có bố(mẹ) nghiện thuốc lá.
Ở Hoa Kì, khoảng 2.300 trẻ sơ sinh chết vì SIDS mỗi năm. SIDS xảy ra phổ biến nhất ở các em bé trong độ tuổi từ 2 đến 4 tháng, 90% các trường hợp liên quan đến trẻ em dưới 6 tháng. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 của Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ , các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Nhi ở Boston phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh chết vì SIDS giảm mức độ serotonin trong não - một hóc-môn giúp điều hòa hơi thở, nhịp tim, và huyết áp trong lúc ngủ.
Ở Anh, khoảng 2.000 trẻ sơ sinh chết vì hội chứng đột tử bất ngờ ở trẻ sơ sinh mỗi năm, và một nghiên cứu gần đây của British Medical Journal Open những trẻ em ngủ chung giường với bố mẹ có khả năng chết vì SIDS cao gấp năm lần, ngay cả khi mẹ đang cho con bú và không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Nguy cơ đột tử bất ngờ ở trẻ sơ sinh còn cao hơn nếu bố mẹ là người béo phì, nghiện rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích không hợp pháp. Những trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc sẽ không nhận được đủ ô-xy – đây là nguyên nhân khiến trẻ ngủ lâu hơn.
Nguyên nhân tăng khả năng đột tử:
- Giường ngủ có đệm quá mềm
- Trẻ nằm sấp khi ngủ. Khi ngủ chung, diện tích giường bị thu hẹp. Trong quá trình ngủ trẻ thường xuyên vận động, do đó có thể va đập vào bố mẹ, chuyển đổi tư thế ngủ.
- Trẻ hít phải quá nhiều khói thuốc lá do bố (mẹ) sử dụng thuốc lá trong phòng
- Phòng ngủ quá nóng hoặc ủ ấm quá mức. Khi ngủ chung, bố mẹ hoặc các anh chị em có thể lăn vào trẻ hoặc trẻ có thể bị xê dịch trượt khỏi giường. Hơn nữa việc ngủ chung có thể khiến trẻ quá nóng. Càng nhiều người ngủ trên giường thì càng nóng.
2. Nguy cơ bị nghẹt thở
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) đã cảnh báo các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ về sự nguy hiểm khi cho trẻ ngủ cùng người lớn. Một nghiên cứu của CPSC công bố trên tạp chí Archives of Pediatics and Adolescent Medicine cho biết việc ngủ chung với bố mẹ khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thở.
Ngẹt thở do trẻ sơ sinh bị mắc kẹt trong gối, chăn, và các vật dụng khác hoặc ngạt thở do co thắt đường hô hấp khi nằm sấp.
"Đệm của người lớn không đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn cho trẻ”, theo tiến sỹ Rachel Y. Moon – một bác sỹ nhi khoa tại trung tâm y tế về trẻ em ở Washington DC đồng chủ tịch của Viện hàn lâm khoa học Mỹ cho biết. “Những tấm nệm mềm, cùng với gối, chăn có thể dễ dàng gây nghẹt thở cho trẻ”.
Giải pháp:
Những người không ủng hộ quan điểm cho trẻ ngủ cùng cho rằng trẻ lớn lên sẽ luôn cảm thấy thiếu an toàn và bị phụ thuộc vào bố mẹ. Việc tạo cho con cách tương tác và liên lạc thường xuyên để chúng cảm thấy được an toàn và tự tin ở bản thân là điều rất quan trọng.
Cách tốt nhất là tách trẻ ngủ riêng cũi, giường từ bé nếu có điều kiện. Tuy nhiên, nếu không đừng được thì nên tuân thủ những điều sau:
- Gối, chăn và nệm mềm có thể gây nghẹt thở cho trẻ vì thế hãy cân nhắc giảm thiểu tối đa những vật dụng trên giường.
- Đặt bé ngủ trong tình trạng tay và chân được thoải mái, và tạo một khoảng rộng để trẻ có thể chuyển động xung quanh.
Không ngủ với trẻ khi bố hoặc mẹ đang ở trong tình trạng sau:
- Nghiện rượu hoặc các chất kích thích
- Nghiện thuốc lá
- Quá mệt và thường xuyên ngủ sâu khó đánh thức dậy
- Đang bị ốm
- Béo phì
