1. Bé không ngủ đủ giấc?
Đây là điều kiện tiên quyết để các mẹ có thể đánh thức bé dậy sớm vào mỗi buổi sáng. Nếu bé được ngủ đủ giấc, ngon, sâu vào đêm hôm trước sẽ giúp các tế bào thần kinh được làm mới, táo tạo và não bộ của trẻ hoạt động tốt vì thế trẻ cũng dễ thức dậy sớm vào sáng hôm sau. Ngược lại, trẻ đi ngủ muộn sẽ dễ trở nên ì ạch, thích ngủ nướng hơn vào buổi sáng.
Các mẹ nên kiểm tra xem bé có ngủ đủ giấc không nhé. Nếu mà bé không thể thức đúng giờ, có thể bạn sẽ cần một giờ đi ngủ sớm hơn. Bé không chịu dậy có lẽ là dấu hiệu cho thấy bé thật sự mệt. Đối với trường hợp này, hãy để bé đi ngủ sớm hơn để bé ngủ đủ giấc, sáng mai tỉnh táo mà đặt chân xuống giường đúng giờ.
2. Bạn đã lập lịch sinh hoạt đều đặn chưa?
Hãy lên kế hoạch cho một nếp sinh hoạt khỏe mạnh và ráng theo đến cùng nhé. Tập cho bé nhà bạn sớm quen với vòng tròn sinh hoạt là ăn cơm xong, thay đồ ngủ, đánh răng, nghe bạn đọc truyện trước khi ngủ. Cũng vì thế, lịch sinh hoạt buổi sáng cũng rất cần đến để bé biết lí do vì sao phải thức dậy đúng giờ để mọi thứ đi vào quĩ đạo.
Hãy chọn cho bé chiếc đồng hồ báo thức có hình dáng các con vật, nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích. Chắc chắn bé sẽ háo hức muốn thức dậy đúng giờ đã cài báo thức để nghe tiếng kêu của chiếc đồng hồ vào mỗi buổi sáng. Đồng thời, các mẹ nên đặt tiếng đồng hồ báo thức là tiếng gáy ò ó o của chú gà trống để thu hút bé dậy vào mỗi sáng. Các mẹ nên kể chuyện vì sao chú gà trống thường gáy ò ó o vào mỗi buổi sáng để bé hiểu và dễ dậy hơn.
3. Bé có gặp rắc rối liên quan đến trường học không?
Đầu tiên bạn hãy quan sát xem bé không thích đi học và muốn nằm bẹp trên giường cho dù có thuyết phục đủ các cách nhưng bé vẫn không chịu nhưng bé vẫn dậy bình thường vào những ngày nghỉ có lẽ bé đang đối mặt với những rắc rối liên quan đến trường học chứ không phải là giấc ngủ: nhữngg rắc rối có thể là mối quan hệ với một bạn nào đó trong lớp; thay đổi môi trường học tập hoặc những áp lực học tập từ Thầy, Cô… Hãy hỏi bé những lí do vì sao bé lại thấy khó đặt chân khỏi giường đến như vậy và nói chuyện với bé và đề xuất những giải pháp cho vấn đề này.
4. Cho bé học bài học “Nguyên nhân – Kết quả”
Nếu đã áp dụng đủ mọi cách mà bé vẫn thường xuyên không chịu dậy sớm để đi học thì các mẹ hãy thử cho bé trải nghiệm cảm giác của việc dậy muộn. Nếu thông thường trẻ dậy 6 giờ, ăn sáng xong 7 giờ đi học thì hôm nào đó, các mẹ hãy thử để bé ngủ tới 6h30. Khi đó trẻ sẽ đi học trễ, khi vào trường cả lớp đã ngồi đầy đủ nghe thầy cô giảng bài, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi bị các bạn nhìn mình.
Cảm giác này sẽ giúp trẻ có ý thức dậy sớm để không bị xấu hổ lần nữa.
5. Khen thưởng:
Mục đích cuối cùng của việc giáo dục nhân cách ở trẻ em là làm sao hình thành “tính tự giác” và “tính tự lập” nên khen thưởng chưa bao giờ là một cách lỗi thời và kém hiệu quả trong việc động viên bé cả. Ngay cả trong trường hợp bé không chịu ra khỏi giường đúng giờ, bạn cũng có thể áp dụng chiêu này. Bạn nên nghĩ ra những phần thưởng nhỏ nhỏ như “Nếu con thức dậy đúng giờ mẹ bảo, con sẽ được một cái bánh kem. Hay bạn chọn cách tích lũy điểm như: mỗi ngày trong tuần mà bé chịu thức đúng giờ, cuối tuần bé sẽ được dẫn đi công viên nước chơi. Bạn cũng có thể bảo rằng bé thay đồ xong rồi, có thể ngồi xem TV một chút trước đi đến trường. Bé càng nhanh thì bé càng có nhiều thời gian làm chuyện khác… Có rất nhiều cách để khuyến khích bé dậy đúng giờ đó các mẹ à. Điều quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn đấy nhé.
Nguồn: Biên soạn và Tổng hợp từ intrenet